Hiện nay, hội trường của tất cả các cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp,… đều được trang bị hệ thống âm thanh để phục vụ các hội nghị, hội họp, cũng như các hoạt động văn nghệ, sân khấu biểu diễn; muốn cho hệ thống âm thanh hội trường mang lại hiệu quả cao và sử dụng được lâu bền nhất thì ngoài việc đầu tư các thiết bị âm thanh chất lượng cao, các bạn còn phải biết cách đấu nối loa hội trường với các thiết bị sao cho đúng kỹ thuật; mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất và tránh xảy ra các sự cố trong quá trình sử dụng; gây lãng phí về tiền của khi phải sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị âm thanh; vì vậy Việt Hưng Audio muốn chia sẻ cùng các bạn cách đấu nối loa hội trường chuẩn nhất để các bạn tham khảo và vận dụng vào thực tế; các bạn hãy nghiên cứu nội dung bài viết này nhé.
Dàn âm thanh hội trường cao cấp; cấp xã, phường, nhà trường,
quân đội, công an đang rất thịnh hành hiện nay
1. Cách đấu nối các loa hội trường chuẩn nhất:
Đấu nối Loa hội trường có 3 cách thông dụng
đó là đấu nối tiếp, đấu song song và kết hợp đấu nối tiếp với đấu song song.
* Đấu nối tiếp:
Cách đấu này đơn giản; chỉ cần đấu cực
dương (+) của loa này với cực âm (-) của loa khác; cứ như vậy đến khi hết loa
thì thôi. Cách đấu này thường ít sử dụng do chỉ cần 1 loa bị hư hỏng thì toàn bộ
hệ thống loa sẽ không hoạt động được.
* Đấu song song:
Trong cách đấu này các bạn đấu các cực
dương (+) của các loa lại với nhau và các cực âm (-) đấu với nhau. Cách đấu này
được sử dụng rất phổ thông vì nếu có 1 loa bị hư hỏng thì các loa khác vẫn hoạt
động bình thường.
* Kết hợp đấu
nối tiếp với đấu song song:
Kết hợp đấu nối tiếp với đấu song song
thường được áp dụng với các dàn âm thanh có số lượng loa nhiều; cách đấu này
cũng mang lại hiệu suất âm thanh tốt nhất.
Tùy vào không gian hội trường cũng như số
lượng loa mà các bạn chọn cách đấu nào cho phù hợp và có chất lượng âm thanh tốt
nhất.
2. Cách đấu loa hội trường với cục đẩy công suất:
* Đấu nối
Bridge mono (dùng cho loa siêu trầm):
Các bạn đấu 2 cọc dương (+) của trạm để
kéo tải; một cọc trở thành cọc âm (-); thường quy định cọc bên phải là cọc dương
(+) và cọc bên trái là cọc âm (-); chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào sẽ
cắm vào chanel đó.
* Đấu nối
parallel mono:
Các bạn đấu nối 2 cọc loa với nhau bình
thường rồi bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel; nếu sử dụng đường 70V để có
thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V. Với cách đấu Bridge
mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của Amply chỉ sử dụng được 1 (trái hay
phải, A hay B là tùy vào hãng sản xuất).
Loa hội trường, loa sub đôi bass 50 cm chuyên nghiệp AAV SW-928; dòng loa chất lượng cao do Việt Hưng Audio phân phối
* Đấu bình thường
2 kênh dual chanel:
Cách kết nối này phù hợp khi bạn không cần
tăng công suất lên quá nhiều. Sử dụng tải loa 4 Ohm, 8 Ohm, 1 kênh; stereo có
thể được sử dụng bằng cách tách hai đường tín hiệu vào công tắc đơn môn -
stereo và để lại vị trí giữa dual. Kết nối 4 Ohms có thể tăng công suất của máy
từ 10 Ohms 30%; nhưng máy chạy sẽ nóng hơn.
Xem
thêm: Địa chỉ cung cấp, lắp đặt hệ thống âm thanh hội trường uy tín và chuyên nghiệp nhất
Loa hội trường AAV SP 801; dòng loa chất lượng cao do Việt Hưng Audio phân phối trên toàn quốc
Trên đây là cách đấu nối loa hội trường
chuẩn nhất mà Việt Hưng Audio muốn
chia sẻ với các bạn; hy vọng các bạn sẽ vận dụng vào thực tế để hệ thống âm thanh hội trường của các bạn có chất lượng âm thanh chuẩn nhất và nâng cao tuổi thọ của các thiết bị âm thanh; sử dụng được lâu dài.
Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc, cần được
giải đáp, tư vấn; hoặc có nhu cầu mua sắm các thiết bị âm thanh chất lượng cao,
chính hãng, với giá thành thấp nhất hãy liên lạc ngay với Việt Hưng Audio để được
hỗ trợ tận tình nhé; Việt Hưng Audio luôn lấy chất lượng của sản phẩm
và niểm tin của khách hàng làm tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh; nên
luôn được khách hàng tin tưởng, chọn lựa là nhà thiết kế, cung cấp và lắp đặt rất
nhiều dự án lớn trên toàn quốc. Việt Hưng Audio luôn làm hài lòng mọi khách
hàng.